Triều đại Hùng Vương – Tranh sơn dầu của Đỗ Ngọc Dũng
Từ thời Hùng Huy Vương (Hùng Vương thứ 6) đến An Dương Vương, đã có 19 thầy giáo dạy 18 trường học ở kinh đô và địa phương, với số học trò được biết là 23 người… Trong bài giới thiệu có ghi về 3 người học trò như sau: “Ông Nguyễn Xuân và vợ là Đoàn Thị Nghị ngày 10/3 sinh một bọc được 3 người con trai thật là kỳ vỹ. Con thứ nhất đặt tên là Tuấn, con thứ hai đặt là Chiêu, con thứ ba đặt là Minh. Năm lên 9 tuổi cả 3 anh em đều đi học ở làng Cổ Lễ, xã An Canh, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, Hưng Yên). Ba ông có công đánh quân Thục xâu chiếm, khi hoá, nhân dân Cổ Lễ thờ làm “Tam vị Thành Hoàng” (ngày 29/01/2013, Nxb Hồng Đức phối hợp với Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu công trình nghiên cứu này của nhà giáo Đỗ Văn Xuyền)
Nếu khoa học sử thừa nhận từ thời Hùng Vương nước ta đã có một hệ thống giáo dục, có chữ viết như công trình nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền, thì sự có mặt của người họ Đoàn ở thời đại Hùng Vương cũng có thể được coi là “sự thực lịch sử” và đã có cả hai yếu tố quan trọng đó là: Bản chữ viết cổ (nêu trên) và thần tích, thần sắc của đình làng cùng lễ hội hàng năm của làng Cổ Lễ, xã An Canh, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, hiện còn duy trì và tồn tại đến nay. Vậy có thể cho phép chúng ta kết luận được rằng: Họ Đoàn Việt Nam là một trong các dòng họ bản địa, có mặt trên đất Việt từ thời Hùng Vương dựng nước. Qua đây, mỗi nười họ Đoàn đều có quyền tự hào là con Lạc cháu Hồng, dòng họ mình cùng cộng đồng dân tộc đóng góp tích cực vào tiến trình lịch sử ngay từ buổi đầu dựng nước.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ mùa xuân năm Canh Tý (năm 40 SCN) gặt thắng lợi to lớn là đã giải phóng dân tộc, phục quốc, lập nước Lĩnh Nam. Trong quá trình cuộc khởi nghĩa diễn ra, đã có nhiều người họ Đoàn tham gia lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống giặc Mã Viện – Đông Hán. Điển hình là họ Đoàn ở Thiểm Khê còn gọi là Thiểm Sơn. Thời Hán thuộc huyện Câu Lậu, quân Giao Chỉ, thời Lý thuộc lộ Đông Hải, thời Trần là Hải Đông (Địa danh này nước năm 1945 là xã Thiểm Khê, tổng Trúc Động, huyên Hưng Yên, tỉnh Quảng Yên. Nay là thôn Thiểm Khê, xã Liên Khê, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng).
Ngọc phả thần tích thần Thành hoàng làng Thiểm Khê có đoạn: “Thời Bắc thuộc Đông Hán, họ Đoàn ở Thiểm Khê có bà Đoàn Thị Giái lấy ông Trương Dụ, ngoài 30 tuổi mới sinh được cùng lúc 3 con trai vào giờ Dần ngày mùng 6 tháng 9 năm Nhâm Tuất (năm 2 SCN). Diện mạo 3 anh em trai đều khôi ngô đĩnh ngộ, lên 3 tuổi được đặt tên vị cả là Te, vị thứ hai là Lại, vị thứ ba là Độ. Năm 13 tuổi học lực thông minh, tinh nghề thao lược. Đến năm Ất Dậu (năm 25 SCN), cha của 3 ngài qua đời ngày 17 tháng 8 âm lịch khi các ngài mới 24 tuổi, gia tài khánh kiệt. hồi đó, giặc Tô Định làm thái thú cai trị quận Giao Chỉ thuộc Châu Giao Chỉ, gây nhiều bạo ngược. Bà Đoàn Thị Giái cùng 3 con là Te, Lại và Độ tổ chức nhiều người họ Đoàn và dân trong vùng huấn luyện thành đoàn nghĩ binh tới hơn trăm người kéo về Hạ Lôi và Hát Môn hội quân theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi giặc Đông Hán, lập nước Lĩnh Nam. Bà Đoàn Thị Gái cùng 3 con là Tế Công, Lại Công, Độ Công đều được vua Bà Trưng Vương phong tướng cắt cử cầm quân trấn giữ cửa sông Bạch Đằng, cùng phối hợp tác chiến với quân của nữ tướng Lê Chân chặn đánh quân giặc Mã Viện nhiều trận. Nữ tướng Lê Chân cử tướng Lại Công tăng cường cho cánh quân ta giữ cửa biển Hợp Phố. Giặc Đông Hán Mã Viện cho thuỷ quân tiến vào cửa sông Đông Kênh rồi vào sông Bạch Đằng thì cánh quân ta do lại Công chỉ huy chiến đấu dũng cảm chặn giặc.
Sau thắng trận, các ngài về mở tiệc đãi yến quân dân trong vùng, rồi các ngày đều hoá ngày 21 tháng 12 âm lịch (tháng Chạp). Khi đó trời quang mây sáng, dân quê hường (làng xóm) thấy mối xông đùn lên 3 đống mồ. Dân xây lăng mộ và lập miếu thờ ở gần 3 ngôi mộ Tế Công, Lại Công, Độ Công. Thờ Thánh mẫu Đoàn Thị Gái và 3 con của bà bằng ngai rồng bài vị có mũ áo cân đai bằng giấy, thuyền, súng, khí giới bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Đình lành Thiểm Khê còn thờ 3 vị thần Thành hoàng làng là thần Sơn Nhạc, thần Đông Hồ và nhân thần Đông Hải đại vương Đoàn Thượng, làm Thái sư, Thái uy trung thần triều Lý”.
Trích “Sử họ Đoàn Việt Nam”
0 Comments