NSƯT Phú Thăng – Ảnh nguồn Internet
NSƯT Phú Thăng sinh ngày 04/12/1958, là con trai út của nhà viết kịch nổi tiếng Đoàn Phú Tứ. Sau khi tốt nghiệp trường nghệ thuật, ông về công tác tại Nhà hát Kịch Hà Nội cho đến nay. Vì thường được giao các vai phản diện nên ông được nhiều người gọi là “người đàn ông ác nhất màn ảnh”.
Về thân thế của NSƯT Phú Thăng, ông là người con duy nhất trong gia đình 5 anh chị em theo nghệ thuật. Vì là con út, do cách biệt tuổi tác với nhà viết kịch Đoàn Phú Tứ – người cha nổi tiếng tài hoa khá nhiều nên sự nghiệp của NSƯT Phú Thăng không được ảnh hưởng nhiều từ bố.
Trong trí nhớ của NSƯT Phú Thăng, cha của ông khá kiệm lời, chỉ khi có bạn bè văn chương hay bậc tri kỷ tới chơi, nhà thơ mới trở nên sôi nổi, nhiệt tâm.
Là con của một nghệ sĩ cực kỳ nổi tiếng cũng là một áp lực lớn với nghệ sĩ Phú Thăng. Ông chia sẻ với Người đưa tin: “Làm con của người nghệ sĩ nổi tiếng, nếu không theo nghề thì thôi nhưng đã theo rất vất vả vì áp lực từ cái bóng của cha quá lớn. Tôi lại khá thiệt thòi khi mới manh nha vào nghề cha tôi mất, khi đó tôi mới vào làm ở nhà hát kịch Hà Nội được 1, 2 năm, mới là anh diễn viên quèn“.
Tuy nhiên bằng sự chăm chỉ, kiên trì và khổ luyện của mình, NSƯT Phú Thăng luôn được nhà hát trao cho những vai diễn có màu sắc và có đất để thể hiện. Chính những vai phản diện đã giúp ông nổi danh “người đàn ông ác nhất màn ảnh”.
Cái ác trên phim của NSƯT Phú Thăng nó “từ từ”, thâm sâu khiến cho khán giả ngấm dần dần. Với ai yêu phim thì sẽ không quên được điệu cười nhếch miệng khó diễn viên nào bắt chước được của NSƯT Phú Thăng.
Các vở kịch của Nhà hát đã tham gia
- Đứa Con Tội Phạm (vai ông bố)
- Vùng Lạnh (vai ông Tô Hoàng)
- Điện thoại di động (vai Quang)
- Ăn mày dĩ vãng (vai Ba Tường)
- Ông không phải là bố tôi (vai Ủng)
- 1995: Vở “Ăn mày dĩ vãng” vai Ba Tường do Bộ Văn hóa Thông tin trao tặng
- 2009: Vở “Điện thoại di động” vai Quang do Bộ VHTT&DL trao tặng
- 2013: Vở “Ông không phải là bố tôi” vai Ủng do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng
- 1997: Huy chương Vàng: Vở “Vòng cung biển” vai chính “PGĐ Toàn” tại Liên hoan truyền hình toàn quốc
- 2002: Huy chương Vàng: Vở “Những con đường trần gian” vai chính “Khánh” tại Liên hoan truyền hình toàn quốc
- 2015: Huy chương Vàng: Vở kịch “Cách Mạng” vai chính “Giáo sư Chương” tại Liên hoan truyền hình toàn quốc
- 2007: Giải B: Vở “Điện thoại di động” vai chính “Quang” do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng
- 1997: Huy chương Bạc: Vở “Tầm cao thành phố” vai chính “Thuấn” tại Liên hoan truyền hình toàn quốc
- 2004: Huy chương Bạc: Vở “Cầu vồng trắng” vai chính “Hoàng Thắng” tại Liên hoan truyền hình toàn quốc”
- 2014: Vở diễn xuất sắc: Vở “Những người con Hà Nội” do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng
- 2005: Giải Bạc: Vở “Vòng đời” do Bộ Công An trao tặng
- 2002: Giải A: Vở “Mùa hoa sữa” do Hội Nghệ sĩ Sân Khấu Việt Nam trao tặng
- 2005: Giải B: Vở “Lời nguyền kẻ mơ” do Hội Nghệ sĩ Sân Khấu Việt Nam trao tặng
- 1999: Giải Nhì: Vở “Hà Nội đêm trở gió” do Bộ Quốc Phòng trao tặng
- 2004: Giấy khen: Vở “Mùa thu không lá vàng” do Bộ Quốc Phòng trao tặng
Tổng hợp nguồn Internet
0 Comments