Chương II: Họ Đoàn thời Tiền Lý (544 – 602) đến Triều Ngô

Lý Nam Đế (Năm 544) dựng nước Vạn Xuân – Tranh nguồn internet

Chính sử và sách “Đoàn tộc phả ký” của chi họ Đoàn ở Chạ Mắt (Tu Trình, Thuỵ Anh, Thái Bình) do Tổ Đoàn Công Phúc Lãnh, đỗ khoa thi “Thiên hạ sỹ nhân” năm Bính Tuất (1166 SCN) tước Hải Hầu, làm quan Đại thần Hà đê thời vua Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, chép vào năm Nhâm Thân 1212 SCN cho biết: Đức ông Đoàn Tinh Thiều người họ Đoàn ở Mao Điền (Cẩm Giang, Hải Dương) là nhà trí thức học rộng, tài cao, văn hay chữ đẹp, thông làu sử sách, đi thi ở kinh đô nhà Lương đỗ cao. Nhưng không phải là người tầng lớp “sỹ tộc” chính quốc nên chỉ được xếp hạng thấp bằng Hiếu Liêm, bắt làm việc sai vặt và gác cổng thành Quảng Dương xứ người. Đức ông Đoàn Tinh Thiều càng căm giận giặc Lương, càng đau lòng cảnh nước mất, dân nô, gia tộc và bản thân thậm nô lệ khổ nhục. Đoàn Tinh Thiều bỏ nhiệm về quê Mai Điền dạy học, bí mật tổ chức nhiều người họ Đoàn và dân tráng trong vùng lập đội nghĩa quân, kết giao với Đức ông Lý Bí (Lý Bốn) người huyện Thái Bình và các hào kiệt khắp nơi xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa lớn chống giặc Lương…

Qua sử sách có thể thấy trong giai đoạn lịch sử này, họ Đoàn đã có những tên tuổi nổi danh:

Cụ Đoàn Danh Tích

Gia phả họ Trần làng An Mai có ghi: Vào đời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) khi cụ Tổ họ Trần về làng An Mai thì đã thấy có người họ Đoàn sinh sống, và theo thần phả đình làng An Mai (nay là thôn Thanh Mai, xã An Thanh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) do tiến sỹ Nho học Nguyễn Viết Báo thì vào thời tiền Lý (544 – 602) đã có ông Đoàn Danh Tích về An Mai khai hoang, lập làng…

Cụ Tích đã có công tổ chức khai hoang lập ra làng Bệ (nay là thôn An Bài), được 12 họ khác trong làng ghi công trong gia phả. Cụ còn là thầy thuốc giỏi, nay ở thôn An Bài vẫn còn tượng và miếu thờ cụ, có sắc phong “Lương y viện dược thạch tổ lưu truyền tại miếu thuỵ”.

Sách “Đoàn tộc phả ký” do cụ Đoàn Công Phúc Lãnh chép năm Nhâm Thân 1212 SCN cho biết: Người họ Đoàn ở Sơn Lĩnh (Sơn Vi – Nghĩa Lĩnh) chuyển cư đến Kẻ Noi, Kẻ Cáo hương Lai Cáo; từ năm Quý Hợi (603 SCN) đến năm Canh Thân (1020 SCN) tổ tiên họ Đoàn đã cư trú ở Lai Cáo (Từ Liêm, Hà Nội). Hương cỏ Lai Cáo còn có tên gọi Noi Cáo có địa bàn rất rộng gồm kẻ Noi, kẻ Cáo… nay là đất thuộc các xã Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Cáo Đỉnh, Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Cũng theo sách này:

Cụ Đoàn Liêm Duy (đời I)

Cụ Đoàn Liêm Duy huý Liêm Duy, tự Phúc Thái, là người làng Lai Cáo (nay thuộc Từ Liêm, Hà Nội). Nhưng tổ tiên của cụ phát tích từ vùng Sơn Lĩnh, sau này mới chuyển về Lai Cáo (chưa rõ địa danh hiện nay của vùng này). Năm 905 cụ là thủ lĩnh nghĩa quân, có công giúp phú hào Khúc Thừa Dụ – người làng Phúc Bồ (Ninh Giang, Hải Dương) lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, tấn công thành Tống Bình (Hà Nội) đánh đuổi giặc nhà Đường (Trung Quốc), khôi phục quyền tự chủ của nước nhà, mở nền độc lâp vào năm Bính Dần (906), chấm dứt 1016 năm Bắc thuộc (111 TCN – 906 SCN).

Trích “Sử họ Đoàn Việt Nam”

Banner Content

0 Comments

Leave a Comment