Chương VI: Họ Đoàn Việt Nam dưới triều Lý (1010-1225)

Vua Lý Thái Tổ – Tranh nguồn Internet

Thời kỳ nhà Lý, họ Đoàn có những danh nhân sau:

Cụ Đoàn Văn Khâm (đời 5-1)

Cụ Đoàn Văn Khâm húy là Văn Khâm, tự Phúc Văn, nguyên quán làng Lai Cáo, sinh quán tại Tô Xuyên (năm sinh, năm mất chưa chính xác nên không đưa vào). Theo Wikipedia Tiếng Việt, cụ Đoàn Văn Khâm là nhà thơ, danh thần, Thượng thư Bộ công đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Cụ đỗ Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ) trong khoa thi nho học đầu tiên của Việt Nam – khoa thi Minh Kinh Bác học năm Ất Mão năm 1075. Tháng 2 năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh Kinh Bác học và thi Nho học tam trường ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, năm đó Lê Văn Thịnh đỗ đầu – tương đương Trạng nguyên, Đoàn Văn Khâm đỗ thứ 2 – tương đương Bảng nhãn. Ngay sau khi đỗ đại khoa, cụ được Vua Lý Nhân Tông bổ nhiệm luôn vào chức Công bộ Thượng thư (năm 1075). Cụ được coi là Cao tổ họ Đoàn Việt Nam.

Cụ Khâm là người mộ Đạo Phật, thường giao du với các nhà sư nổi tiếng như Quảng Trí, Chân Không và là một nhà thơ có tiếng đương thời. Trước tác để lại cho đời sau, nay mới sưu tầm được 4 bài thơ gồm 3 bài thơ chữ Hán chép trong “Hoàng Việt thi tuyển” do Bùi Huy Bích sưu tập: “Tặng Quảng Trí thiền sư”, “Vãn Quảng Trí thiền sư”, “Truy điệu Chân Không thiền sư” và 1 bài thơ chép trong “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn: “Gửi Tĩnh – giới thiền sư ở núi Bí – Linh thuộc Nghệ – An”…

Tuy rất hâm mộ những vị tu hành, nhưng bản thân cụ không lên núi ở ẩn chỉ vì “trót bị cái dây cân đai buộc chặt” vào hàng ngũ quan lại. Cụ tham gia chiến dịch “Chặn trước” của Thái úy Lý Thường Kiệt, tiến đánh căn cứ xâm lược của nhà Tốn ở Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu (TQ), xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh), góp phần đánh thắng giặc Tống năm Bính Thìn (1076). Cụ là người góp công xây dựng Văn miếu Quốc Tử Giám (1076) và nhiều năm dạy học tại đây để đào tạo nhân tài cho đất nước. Cụ cũng là người có công xây dựng nhiều chùa tháp, công trình kiến trúc nghệ thuật văn hóa và nhiều công trình sau này trở thành di sản quốc gia. Cụ được cấp lộc điền ở làng Cổ Phục (nay thuộc Kim Thành, Hải Dương). Giỗ cụ Đoàn Văn Khâm vào ngày 8 tháng Giêng hàng năm. Họ Đoàn lấy đây là ngày giỗ Tổ họ.

Cụ Đoàn Văn Khâm có người em trai là Đoàn Duy Hải (không có con), định cư tại Tô Xuyên. Cụ Khâm có hai người con là: Đoàn Tướng Công, húy là Thiện Hồng và Đoàn Thiện Nguyên (về sau định cư tại Tô Xuyên).

Hiện trên toàn Việt Nam, tộc phả, thế thứ lâu đời nhất về họ Đoàn còn lưu lại được chính là phả hệ dóng cụ Đoàn Văn Khâm. Cụ Khâm không những là tiến sỹ khai khoa của Đoàn tộc Việt Nam mà còn là tiến sỹ khai khoa trong các kỳ thi Nho học tại Việt Nam, đồng thời cũng là bậc cao tổ khai tộc. Hầu khắp các nhánh họ Đoàn lớn nhất trong nước còn ghi lại được tông phả thì đều có nguồn gốc bắt nguồn từ nơi đây. Cụ là một danh nhân, viễn tổ của họ Đoàn có công trạng với dân, với nước, có danh huân, được lịch sử nhà nước khắc tên và chính sử nhà nước ghi nhận. Cụ là người có thanh danh và là khởi tổ của nhiều thế hệ con cháu họ Đoàn Việt Nam trên toàn quốc nên việc suy tôn cụ làm Thái Tổ của họ Đoàn Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, phù hợp với truyền thống dòng họ, với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Đoàn tộc, phù hợp với mong mỏi của con cháu, phù hợp với đạo hiếu kính ngưỡng và tri ân tiên tổ, phù hợp với lòng người và tín ngưỡng, đạo hiếu thờ cúng cha ông ta từ ngàn xưa để lại.

Cụ Đoàn Duy Hải (đời 5-2)

Cụ Đoàn Duy Hải định cư tại Tô Xuyên (Thái Bình), không có con, sau khi mất cháu là Đoàn Thiện Nguyên (con cụ Đoàn Văn Khâm) được thừa tự.

Cụ Đoàn Thiện Hồng (đời 6-1)

Đoàn Tướng Công húy Thiện Hồng, tự Phúc Hương, là con trưởng cụ Đoàn Văn Khâm, là cháu của Đại tướng Đoàn Văn Liễn, là chắt Đại tướng Đoàn Văn Lan, sinh quán tại làng Cổ Phục, nguyên quán làng Tô Xuyên, cố quán Kẻ Noi, Kẻ Cáo, hương Lai Cáo (Từ Liêm, Hà Nội), danh hiệu Tiền ấm quan hiệt trung thần võ tướng. Cụ Đoàn Thiện Hồng đỗ khoa thi năm Bính Dần (1086), niên hiệu Quang Hựu thứ 2 đời vua Lý Nhân Tông, làm đại tướng nhà Lý, có công đánh giặc dẹp loạn ở châu Thượng Nguyện (Thái Nguyên), được cấp thưởng lộc điền ở làng Bong Độ, huyện Gia Phúc, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu, thời Hậu Lê còn gọi là làng Xuân Độ, huyện Gia Phúc, nay là thôn Thung Độ, xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Làng Thung Độ có con sông Tràng Thưa giúp việc tưới tiêu được thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Ở Thung Độ có có gò Mả Vua Đống Rùa cao nhất huyện Gia Lộc, nơi cát địa của họ Đoàn. Cụ Đoàn Thiện Hồng đã chiêu dân trị thủy, khai khẩn đất lộc điền lập ấp thang mộc, phát triển dòng họ, xây dựng xóm làng giàu thịnh. Sau là căn cứ hậu cần quan trọng của quân Hồng Châu phù Lý chống Trần. Nay còn dấu tích chiến lũy Bắc Đẩu – Nam Tào ở dọc bờ sông Bến Tràng như đống Bắc Đẩu, đống Các, đống Am, đống Chót Vót,  đống Vương Tự, đống Rùa, đống Nam Tào… kéo dài khoảng 5 cây số do Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng xây dựng từ đầu thế kỷ XIII. Phu nhân cụ Đoàn Thiện Hồng là cụ bà Lý thị, nhũ mẫu của vua Lý Thần Tông. Cụ Đoàn Thiện Hồng với phu nhân Lý thị sinh ra Đoàn Quang Dao và Đoàn Trọng. Cụ Hồng có em trai là Đoàn Thiện Nguyên, sau về Tô Xuyên thừa tự chú là Đoàn Duy Hải và định cư tại đó.

Cụ Đoàn Thiện Nguyên (đời 6-2)

Cư ngụ tại Tô Xuyên (thuộc Thái Bình ngày nay) và hưởng thừa tự chú Đoàn Duy Hải.

Cụ Đoàn Quang Dao (đời 7)

Cụ Đoàn Quang Dao húy là Quang Dao, tự Phúc Trực, là con của Đại tướng Đoàn Thiện Hồng, là cháu của Thượng thư Đoàn Văn Khâm, là chắt của tướng Đoàn Văn Liễn. Cụ sinh năm Mậu Ngọ (1138), mất năm Giáp Dần (1194), sinh quán làng Bổng Độ, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (tên địa danh thời Lý), nay là thôn Thung Độ, xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, Tỉnh Hải Dương; nguyên quán làng Cổ Phục (nay là thôn Cổ Phục, xã Kim Lương, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương), cựu quản làng Tô Xuyên (nay thuộc xã AN Mỹ, Quỳnh Phụ, Thái Bình), cố quán Kẻ Noi Kẻ Cáo, hương Lai Cáo (Từ Liem, Hà Nội). Danh hiệu Tiền ấm Quan Đô Đốc Thần vũ Thủy quân Đẳng sứ. Cụ đỗ khoa thi năm Giáp Tuất (1154), niên hiệu Đại Định thứ 14. Cụ làm Đại tướng nhà Lý, có công đánh giặc dẹp loạn ở Bãi Ngang (nay thuộc xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa). Năm Ất Dậu (1165) niên hiệu Chính Long Bảo ứng thứ 3, cụ được vua Lý Anh Tông cấp thưởng lộc điền ở làng Đoàn Trang, huyện Đường Hào (nay là Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Cụ Đoàn Quang Giao làm Thái sư tể tướng triều vua Lý Cao Tông. Cụ sinh được 5 người con (4 trai, 1 gái), gồm: Đoàn Thiện Hồ, Đoàn Phúc Lãnh, Đoàn Văn An, Đoàn Chủ, Đoàn Thị Ngọc.

Cụ Đoàn Quang Dao có công khởi dựng thương cảng Vân Đồn mở rộng giao thương với các nước, phát triển kinh tế, giữ vững anh ninh quốc phòng mặt phía Đông của nước Đại Việt. Tước Yên quốc thượng tướng quân, cụ Đoàn Quang Dao được cấp thưởng lộc điền ở Chạ Mắt (nay là thôn Tu Trình, xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Vùng đó nay là đất các làng Tu Trình (Thụy Hồng), Quảng Nạp, Ô Trình (Thụy Trình), Trình Trại (Thụy Lương), Ngoại Trình (Thụy Hà). Các xã trên, nay đều thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Niên hiệu Chính Long Bảo ứng thứ 8 đời Lý Anh Tông năm Canh Thân (1170), cụ Đoàn Quang Dao cho con thứ 3 là Đoàn Phúc Lãnh đến tổ chức khai hoang, quản lý đất lộc điền. Cụ được thờ ở đền Quan Lạn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Lễ hội hàng năm từ ngày 10 đến 20 tháng 6 (ân lịch), có hội đua bơi thuyền Quan Lạn, với thông điệp cho hậu thế “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.

Năm Bính Dần (1266), niên hiệu Thiệu Long thứ 9, Trần Thánh Tông đẫ lấy một phần đất của họ Đoàn ở Tu Trình cấp cho Thượng Vị công chúa Trần Tam Nương, bà là con gái Trần Lý, em Trần Thừa, cô ruột Trần Thái Tông và là vợ thứ của Hồng hầu Đoàn Văn Lôi. Điền trang của bà Trần Tam Nương, dân địa phương vẫn gọi là Đồng Chúa. Bà Trần Tam Nương được thờ tại ban thờ Mẫu chùa Tu Trình (Phúc Khánh tự). Làng Tu trình tên thời cổ là Chạ Mắt, có cây cầu bắc qua sông đào, cầu làm bằng các phiến đá ghép gọi là cầu Mắt (còn gọi cầu Đá). Nay là thôn Tu Trình, xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Cụ Đoàn Trọng (con thứ cụ Đoàn Thiện Hồng, là em trai cụ Đoàn Quang Dao) đỗ đại khoa, làm quan nhà Lý. Cụ Đoàn Trọng sinh ra Đoàn Đối, đỗ Võ biền Tạo sỹ làm tướng nhà Lý. Cụ Đoàn Đối sinh ra Đoàn Nhân, đỗ Võ biền Tạo sỹ làm tướng nhà Lý. Cụ Đoàn Nhân sinh ra Đoàn Kép đỗ khoa thi năm Giáp Tý (1204) làm quan nhà Lý, rồi làm phó tướng của Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng, là trung thần của nhà Lý. Cụ được thờ làm thành hoàng ở ở đình làng Chi Long, xã Hoàng Đôi (xưa là tổng Đồng Than), huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Cụ còn được thờ ở An Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng…

Cụ Đoàn Thiện Hổ (đời thứ 8-1)

Cụ Đoàn Thiện Hổ là con trai cụ Đoàn Quang Dao, (cùng an hem ruột với cụ Đoàn Thiện Hổ còn có các cụ Đoàn Phúc Lãnh, Đoàn Văn An, Đoàn Chủ, Đoàn Thị Ngọc). Cụ có húy là Thiện Hổ, tự Phúc Thung (còn có tên là Đoàn Hiền), đỗ khoa thi năm Giáp Tuất (1154) – niên hiệu Đại Định thứ 15, làm Tiền Ấm quan Đô đóc thần vũ thủy quân đẳng sứ là Đại tướng nhà Lý có công dẹp giặc ở Bãi Ngang (vùng xã Quảng Thái, Quảng Xương, Thanh Hóa ngày nay), được cấp thưởng đất ở Quảng Điền, ở Đoan Trang ,huyện Đường Hào (Hưng Yên) vào năm Chính Long Bảo Ứng,, Triều Lý Anh Tông. Cụ sinh được 3 người con trai là: Đoàn Thượng, Đoàn Đại, Đoàn Hòa, đều là tướng triều Lý.

Cụ Đoàn Phúc Lãnh (đời 8-2)

Cụ Đoàn Phúc Lãnh húy là Phúc Lãnh, tự Phúc Hiền, sinh ngày 8 tháng 1 năm Nhâm Tuất (1142) tại làng Bổng Độ, huyện Trường Tân, cố quán làng Lai Cáo (Hà Nội), cựu quán lang Tô Xuyên (Thái Bình), nguyên quán làng Cổ Phục (Hải Dương), sinh quán làng Thung Độ (Hải Dương), trú quán tại Tu Trình (Thái Bình). Cụ là Tiền kinh triệu quân, đỗ khoa thi năm Ất Dậu (1165) – niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 3 – đời Lý Anh Tông, làm quan tới chức huyện lệnh huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (Gia Lộc, Hải Dương), sau thăng quan Đại thần Hà đê sứ, Niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 8 – Canh Dần (1170) đến Tu Trình khai khẩn lộc điền và thực hiện công việc vua Lý Anh Tông giao cho trị thủy vùng Đông Bắc, lộ Hải Thanh (nay thuộc đất Thái Bình, Nam Định), được phong tước Hải Hầu, cụ mất ngày 9 tháng 12, cúng giỗ ngày 8 tháng 12 âm lịch, có nhà thờ cổ kính tại Tu Trình. Cụ là chú ruột và cha nuôi của Đoàn Thượng, Lý Hải, Lý Nghiệp. Phu nhân của cụ là bà Lý Thị Thông, hiệu Từ Thiên, sinh ra Đoàn Văn Lôi, Đoàn Văn Phong, Đoàn Công Phúc Vũ, Đoàn Công Phúc Bình. Đoàn Công Phúc Vũ vào Châu Ái (Thanh Hóa) lập nghiệp. Cụ bà Lý Thị thông cũng là nhũ mẫu của Đoàn Thượng và Hoàng tử Lý Sảm (sau này là vua Lý Huệ Tông).

Cụ Đoàn Phúc Lãnh còn chép để hậu duệ biết thời điểm địa danh chuyển cự  của người họ Đoàn thời vương triều nhà Lý như: Năm Canh tý (1020 SCN) niên hiệu Thuận thiên thứ 11 đời vua Lý Thái Tổ đã có vị tổ họ Đoàn Đoàn Văn Lan – từ Kẻ Noi Cáo chuyển cư về ở Tô Xuyên (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Rồi chi trưởng lại từ Tô Xuyên chuyển đến định cư ở các  làng thuộc Hông Châu (nay thuộc Hải Phòng, Hải Dương và một phần Hưng Yên). Đến năm Canh Dần (1170 SCN) niên hiệu Chính Long Bảo ứng thứ 8 thì cụ Đoàn Công Phúc Lãnh cũng chuyển cư từ Xuân Độ (Bổng Độ) đến Chạ Mắt, nay là thôn Tu Trình (Thụy Hồng, Thái Thụy, Thái Bình).

Sách “Đoàn tộc phả ký” quyển 2 của họ Đoàn làng Tu Trình (trước thuộc tổng Bích Du, huyện Thanh Lan (nay thôn Tu Trình, Thụy Hồng, Thái Thụy, Thái Bình), do Tiến sỹ nho học Đoàn Công Phúc Luận làm quan Tổng tuần sát tam phủ, chép năm Quý Sửu (1613 SCN) có ghi tiếp vào đoạn đồng giao quyển đầu (1212 SCN): Thiệu Phong thập tứ/ Một chi họ sang/ Mở đất khai hoang/ Lập ra xóm làng/ Gọi tên Quảng Nạp/ Người đông đất hẹp/ Một chi họ ra/ Lập ra làng Cờ/ Nguyên niên Hồng Thuận.

Phả tộc chỉ rõ niên hiệu Thiệu Phong thứ 14 đời vua Trần Dụ Tông năm Tân Mào (1351 SCN) có một chi họ Đoàn từ Tu Trình chuyển cư đến làng Quảng Nạp, nay thôn Quảng Nạp, xã Thụy Trình, Thái Thụy, Thái Bình. Có chi hậu duệ đến ở Giai Phạm (Hưng Yên). Năm Canh Ngọ (1510 SCN) niên hiệu Hồng Thuận thứ nhất Lê Tương Dực có Đoàn Công Phúc Trực hậu duyệ cụ Đoàn Công Phúc Lãnh chuyển cư đến ở làng Cờ tên chữ là Phan Xá, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.

Sách “Đoàn tộc phả ký” của chi họ Đoàn làng Đoàn Xá, thôn Đoạn Xá, xã Đông Hải, huyện An Hải, Hải Phòng (từ 2013 đến nay là tổ Đoạn Xá 6, phường Đông Hải I, Quận Hải An, Hải Phòng) cho biết, gốc họ Đoàn làng Tu Trình, xã Thụy Hồng, Thái Thụy, Thái Bình do cụ tổ Đoàn Duy Ca, cử nhân nho học, hào trưởng, nho sỹ cần vương, sỹ phu yêu nước chép phả năm Quý Sửu 1913 niên hiệu Duy Tân thứ 7 triều Nguyễn. Trong đó có đôi câu đối sao từ sách “Đoàn tộc phả ký” quyển 3 do Hào trưởng là cụ Đoàn Duy Rền chép năm Quý Mùi 1883, niên hiệu Hiệp Hòa triều Nguyễn. Nay được treo tại nhà thờ chi họ Đoàn ở Đoạn Xá (Đoạn Xá 6, phường Đông Hải 1, quận hải An, thành phố Hải Phòng – số nhà 31 ngõ 358 đường Đà Nẵng, Hải Phòng). Hai câu đối đó là:

1. Tiên cư Lai Cáo, hậu đáo Tô Xuyên, ký sử Hồng Châu lưu cổ tích Ốc Tu Trình, cư Đoàn Xá, vân nhưng kế thế cái tiền cơ.

Dịch nghĩa:

Họ Đoàn trước ở Kẻ Noi Cáo hương Lai Cáo, sau đến Tô Xuyên, công huân sử sách ghi tại đất Hồng Châu, Ngọc phả thần tích  còn lưu giữ tại các đình, đền, miếu.

Gốc nhà đất ở làng Tu Trình, yên vui ở Đoàn Xá, đời đời dòng dõi giữ vững thế gia văn phong, mở mang cơ nghiệp của tổ tiên.

Huân danh tại Văn thao Phù Khúc, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, An dân sử sách tồ.

Dịch nghĩa:

Họ Đoàn có công danh dũng lược chống các giặc Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh cứu nước bảo vệ Tổ quốc.

Họ Đoàn có các kế sách văn tài giúp các triều đại họ Khúc, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần trị quốc an dân còn mãi trong sử sách.

Năm Canh Dần (1170) niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 8, cụ Đoàn Công Phúc Lãnh đến cư trú tại Chạ Mắt, lộ Hải Thanh (nay là thôn Tu Trình, xã Thụy Hồng, Thái Thụy, Thái Bình), tổ chức chiêu dân, trị thủy, khai khẩn lộc điền của cha là Yên Quốc Thượng tướng Đoàn Quang Dao và làm công việc của triều đình mà vua Lý Anh Tông cử đi trị thủy vùng đông bắc lộ Hải Thanh (nay đất hai tỉnh Thái Bình, Nam Định). Cụ có nhiều công lao tổ chức đắp đê, khai kênh, đào sông, làm cầu cống, mở ấp lập làng trong đó có Tu Trình, phát triển kinh tế văn hóa, thành vùng hương ấp thịnh giàu, nhân dân an cư lạc nghiệp. Cụ được vua nhà Lý phong tước Hải hầu. Cụ tạ thế ngày mồng 9 tháng Chạp. Tế chạp giỗ cụ tổ Đoàn Tướng công húy Phúc Lãnh ngày mồng 8 tháng Chạp hàng năm (tháng 12 âm lịch), tế xuân giỗ Tổ bà Lý Thị Thông hiệu Từ Thiên ngày 8 tháng Giêng, tế lễ linh đình. Đó cũng là ngày giỗ cụ Đoàn Văn Khâm. Các đời con cháu hậu thế cứ đủ năm đời thì hậu duệ đời thứ năm hoặc thứ sáu làm lễ quy rước bài vị thần chủ của vị đó lên thờ phối ở từ đường đại tộc Tu Trình và tế lễ mời chào phối hưởng với thượng tổ sàng nghiệp nười họ Đoàn ở Tu Trình.

Lăng mộ Thượng tổ Đoàn Công Phúc Lãnh đặt tại gò Mắt Rồng, xứ Đồng Mả, làng Tu Trình, xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Cụ Đoàn Chủ (đời 8-3)

Cụ làm tướng đời nhà Lý những năm đầu thế kỷ XIII. Cụ mất tháng 4 năm Kỷ Tỵ (1209) do tử trận.

Cụ Đoàn Văn An (đời 8-4)

Cụ Đoàn Văn An tự Phúc Quang, sinh quán tại làng Bồng Độ, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (ngài là con thứ 2 của Yến quốc Thượng tướng Đoàn Quang Dao), nguyên quán làng Cổ Phục (xã Kim Lương, Kim Thành, Hải Dương), cựu quán làn Tô Xuyên (An Mỹ, Quỳnh Phụ, Thái Bình), cố quán Kẻ Noi Cáo, hương Lai Cáo (Cổ Nhuế, Cáo Đỉnh, Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội). Tổ Đoàn Văn An đỗ khoa thi năm Mậu Dần (1158), niên hiệu Đại Định thứ 19, làm quan nhà Lý, có công dẹp loạn được ban thưởng lộc điền ở làng Quyết Thị lộ Hồng Châu.

Cụ Đoàn Văn An với phu nhân Trương Thị Ban, gia đình danh vọng phiệt duyệt trân anh, tu nhân tích đức, chăm làm việc thiện, dốc hết gia sản cứu giúp dân nghèo, siêng làm công đức, khi mất, mộ cụ được để gần bến sông phía trái trại Hồng Thị (trên một gò cao bốn bề nước bao bọc…). Cụ sinh ra trưởng là Đoàn Thưởng, thứ là Đoàn Quang.

Cụ Đoàn Thượng (1181-1228) đời 9-1

Cụ Đoàn Thượng sinh năm Tân Sửu (1181), làm tướng đời vua Lý Cao Tông và Lý Hụy Tông. Lý triều tiền chỉ thụ, Hải Đông trấn thủ Hông Châu lộ, Đông Hải Đại Vương, Bảo dân nhất đẳng thần.

Theo Ngọc phả ở Hải Dương và sử sách, cụ người làng Thung Độ, xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (ngày nay). Cụ là hậu duệ đời thứ 5 của Công bộ Thượng thư Đoàn Văn Khâm, vốn là một vị tướng tài cao, chí lớn và đức độ (vào cuối đời vua Lý Cao Tông (1176 – 1210) đến Lý Huệ Tông và đầu thời nhà Trần trong lịch sử Việt nam).

Thân phụ của cụ là cụ Đoàn Thiện Hổ, tự Phúc Trung, thần tích của làng Định Công (Hà Nội) còn ghi ngài Phúc Trung còn có tên gọi là Đoàn Hiền, Đại tướng nhà Lý làm Thái sư Tể phụ triều vua Lý Cao Tông. Thân mẫu của cụ là Nguyễn Thị Thái, người làng Bổng Độ, hyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (Ngọc phả đình Gia viên, Hải Phòng). Ngọc phả làng Trương Xá – Hưng Yên lại chép là Nguyễn Thị Khang, người làng Xuân Độ, huyện Gia Phúc (Bổng Độ là tên thời Lý, Xuân Độ là tên thời Lê của làng Thung Độ, nay thuộc xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Thần phả đình An Câu (Phủ Cừ, Hưng Yên) chép là Nguyễn Thị Phương.

Nghĩa phụ của cụ là quan đại thần hà đê sứ Đoàn Công Phúc Lãnh (là chú ruột Đoàn Thượng), tự Phúc Hiền, nghĩa mẫu là Lý Thị Thông, hiệu là Từ Thiên.

Chính thất của Đoàn Thượng sinh ra Đoàn Hưng Nhượng, năm Canh Thìn (1220) làm chủ tướng giữ thành Ngọc Trục, chống Trần phù Lý, lập căn cứ ở vùng đất này là xã Đông Lỗ, huyện ứng Hòa, Hà Nội, có đền thờ ở Ngọc Trục.

Thứ thất của cụ là Phạm Thị Đoan, người làng Gia Viên, huyện An Dương, nay là phường Gia Viên, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, sinh ra Đoàn Văn và Đoàn Thị Châu. Tướng Đoàn Văn giữ chức Đô thống trấn thủ Vân Đồn, còn gọi là Đảo Quan (nay là huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh). Sau vào Núi Ngọc, Ái Châu (Thanh Hóa) khai hoang lập nghiệp.

Cụ cũng là người có công lớn trong việc dẹp loạn, yên dân, tạo cho dân có cuộc sống no đủ, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Cụ bị tử trận. Tương truyền, sau khi mất, cụ hiển Thánh. Vua Trần Thái Tông (1225-1258) đã truy phong cụ là Đông Hải Đại Vương Thượng đẳng thần, truyền cho các địa phương tổ chức tế lễ hàng năm. Hiện đã tìm đước hơn 300 địa phương thờ cụ, trong đó có gần 100 nơi thờ cụ là Thành Hoàng, còn lại phối thờ ở đền, miếu, nghè… Đó là một sự kiện ít thấy đối với một Danh nhân quân sự, chính trị trong các thời đại.

Huyện Gia Lộc, nơi quê hương dòng họ Đoàn Thượng, ngày xưa có tổng Đoàn Bái, ngày nay có xã Đoàn Thượng là địa bàn được nhân dân và chính quyền đặt tên để ghi nhớ công lao của họ Đoàn và danh tướng Đoàn Thượng đối với vùng Hồng Châu trước đây và Hải Dương ngày nay.

Cụ có 3 người con là: Đoàn Hưng Nhượng, Đoàn Văn và quận chúa Đoàn Phúc Khuê (Đoàn Thị Châu). Đoàn Văn có hai người con trai là Đoàn Cao Sơn và Đoàn Trang Tùng. Danh tướng Đoàn Thượng và Đoàn Nhữ Hài được thờ ở đền An Tân, xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, Hải Dương. Ngôi đền đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử…

Cụ Đoàn Hòa và Đoàn Đại (đời 9-2 và 9-3)

Hai cụ đều là em ruột của Đoàn Thượng, đều có công lớn trong việc giúp anh cai quản đất Hồng Châu trong nhiều năm, nên sau khi mất được nhiều nơi thờ là Thành Hoàng.

Cụ Đoàn Văn Lôi (đời 9- 4)

Cụ Lôi là con cụ Đoàn Phúc Lãnh, chú ruột của Đoàn Thượng. Cụ đỗ thi Đình “Tam Giáo” năm Giáp Tý (1204) niên hiệu Thiên Gia Bảo Hưu thứ 3 đời vua Lý Cao Tông, rồi làm quan đại thần triều Lý, có công hưng doanh Hồng Châu, xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt. Cụ và các bào đệ Đoàn Phong, Đoàn Vũ, Đoàn Bình cùng với cụ Đoàn Thượng và các quan tướng họ Đoàn, quân dân Hồng Châu giương cờ phù Lý chống Trần. Tháng 6 năm Đinh Sửu (1217), Đại tướng Dực vũ nguyên soái Đoàn Văn Lôi được vua Lý Huệ Tông phong tước Hồng hầu. Hồng hầu Đoàn Văn Lôi được thờ làm thành hoàng làng Lộ Vị, xã Thăng Long, huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình. Các triều đại Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn đều tặng sắc phong thượng đẳng phúc thần, nhân dân thờ phụng, hương hỏa tuần tiết, hàng năm đại lễ hội khánh hạ, tế rước linh đình theo nghi thức Nhà nước (quốc lễ). Còn nhiều nơi thờ Tổ chưa thống kê đầy đủ. Thánh hiệu: “Dực Vũ đại nguyên soái, Hồng hầu Đoàn Văn Lôi, thống lĩnh chư dinh, kiêm tri thủy bộ, vĩ nhân lương tướng, anh hùng tu đức, học vấn kiến ư thi văn, tài khí tuyệt luân kinh bang thiên ư thao lược, quan chế nhi chí lệ chư thư, tài ư văn võ chu toàn, bách môn soái trung hiền thán phục, hùng võ kiệt văn, võ lược văn thao do thù công mậu đức, thống lĩnh tam quân uy lệnh nguy nga trí tráng, thân nhân luân cộng, khâm ngũ phủ mệnh lệnh chi gia, bảo quốc hộ dân mạc tráng thần công, phù chính trừ tà, anh danh thịnh đức, chuẩn y cựu phụng sự nhi thân tự điển. Trác vĩ dực bảo trung hưng thượng đẳng phúc thần”. Bài vị: “Hồng hầu Đoàn Văn Lôi thần vị”. Có nơi thờ bằng tượng.

Hồng hầu Đoàn Văn Lôi với chính thất phu nhân Lý thị, sinh ra Đoàn Cấm, Đoàn Nguyễn.

Cụ Đoàn Văn Lôi là Đại tướng nhà Lý, cùng Đoàn Thượng phù Lý chống Trần, tháng 6 năm Đinh Sửu (1217) được vua Lý Huệ Tông phong tước Hồng Hầu. Đoàn Văn Lôi với chính thất phu nhân Lý hị, sinh ra Đoàn Nguyễn, Đoàn Cấm đều làm tướng nhà Lý, cùng theo Đoàn Thượng phù Lý chống Trần. Tháng 6 năm Mậu Dần (1218), Trần Thừa và Trần Tự Khánh gả em gái là Trần Tam Nương cho Hồng hầu Đoàn Văn Lôi làm thứ thất, thế lực nhà Trần “trừ” được một thế lực chống đối quan trọng. Sau khi nhà Lý mất, tướng Đoàn Văn Lôi cùng vợ thứ là Trần Tam Nương về Trại Mắt (nay là Tu Trình, Thái Thụy, Thái Bình) ở ẩn. Về sau, cụ được dân thờ làm Thành hoàng làng Lộ Vị, xã Thăng Long, huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình.

Cụ Đoàn Thưởng (đời 9-5)

Cụ Đoàn Thưởng là con của cụ Đoàn Văn An (với phu nhân Trương Thị Ban). Cụ thi đỗ làm Thị độc Hàn lâm Viện, rồi làm Tả thị lang bộ Hộ, có công bình Chiêm được vua Lý Cao Tông phong tước Công Bạ hầu, giúp Đoàn Thượng phù Lý chống Trần. Có đền thờ ở phường Nhược Công (Hà Nội). Phu nhân của cụ là Nguyễn Thị La Nương, có tài hay chữ, vào Hoàng cung dạy công chúa, công nương, cung nữ, được vua phong “Thụ La công chúa, phù Lý chống Trần”, có miếu thờ ở phường Nhược Công.

Cụ Đoàn Nguyễn là con của cụ Đoàn Văn Lôi. Cụ thi đỗ và làm tướng nhà Lý, có công phù Lý chống Trần. Cụ mất vào tháng 4 năm Giáp Tuất (1214) trong trận chiến với tỳ tướng của Trần Tự Khánh là Nguyễn Nộn ở núi Đông Cứu (Gia Lương, Bắc Ninh).

Cụ Đoàn Cấm cũng là con của cụ Đoàn Văn Lôi. Cụ thi đỗ rồi làm quan nhà Lý, là trung thần có công phù Lý chống Trần. Sử chép: năm Quý Dậu (1213) niên hiệu Kiến Gia thứ 3, vua Lý Huệ Tông thân chinh đi đánh giặc Trần thì các tướng Hồng Châu là Đoàn Cấm, Vũ Hốt, Đinh Cẩm đã giúp vua đánh bọn anh em họ Trần và Nguyễn Nộn, Phan Lân ở Ô Chợ Dừa (Hà Nội) để cứu giá vua Lý Huệ Tông.

Cụ Đoàn Văn (đời 10-1)

Cụ Đoàn Văn là con cụ Đoàn Thượng với phu nhân Phạm Thị Đoan người làng Gia Viên (chính âm Da Viên), huyện An Dương, nay là đất các phường Gia Viên, Lê Lợi, Lương Khánh Thiện, Cầu Đất, Phạm Hồng Thái, Máy Tơ, Hoàng Văn Thụ, Minh Khai, Quang Trung, Phan Bội Châu ở Hải Dương. Cụ Phạm Thị Đoan được thờ làm thành hoàng làng Lạc Viên (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) có thánh hiệu là Nam Dương đệ nhất quý nương Minh Điệu (Đình Lạc Viên thờ Đức thánh Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng và Ngô Vương Quyền). Năm 1938 còn giữ được 58 sắc phong các vị thần của các triều Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, triều Nguyễn. Làng Lạc Viên được tách lập từ làng Gia Viên thời xưa. Nay Lạc Viên là đất các phường Lạc Viên, Cầu Tre, Máy Chai.

Tướng Đoàn Văn giữ chức Đô thống trấn thủ Vân Đồn, còn gọi là Đảo Quan (nay là huyện Vân Đồn, Quảng Ninh). Sau khi Hồng Châu thất thủ, Đoàn Văn chạy lánh nạn vào Núi Ngọc, Ái Châu, làng Bồng Đôi, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa (nay là xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) xây đền thờ cha mẹ ở chân núi Ngọc (sau bị giặc Minh phá làm đồn binh chống dân ta và nghĩa quân Lê Lợi). Đoàn Văn sinh ra Đoàn Cao Sơn và Đoàn Trang Tùng. Đô thống Đoàn Văn được đân làng Đình Xá, tống Văn Mỹ, huyện Bình Lục, Hà Nam thờ cùng với cha là Đông Hải Đại Vương ĐOàn Thượng tại đình làm thần Thành Hoàng.

Người con đầu: Đoàn Cao Sơn định cư ở Thanh Hóa sinh ra các thế hệ họ Đoàn trên đất Thanh Hóa rồi tiếp tục chuyển cư vào các tỉnh phía Nam. Đời sau cụ Đoàn Cao Sơn ở Thanh Hóa, đông nhất hiện nay là ở Quảng Xương và Tĩnh Gia. Vào thời nhà Hồ có tướng Đoàn Phát, chức Hàn lâm thị giảng dưới thời Hồ Hán Thương, sau giúp Lê Lợi chống quân Minh thắng lợi, được phong là Tham tán quân vụ.

Người con thứ hai là Đoàn Trang Tùng chuyển cư ra Hội Xuyên, huyện Gia Lộc, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương, phát triển dòng họ ở vùng đất này.

Hậu duệ của nhánh này đến đời thứ 3 có Đoàn Nhữ Hài rất nổi tiếng, công đức toàn tài, được vua Trần Anh Tông và vua cha là Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông rất quý trọng.

Cụ Đoàn Hưng Nhượng (đời 10-2)

Cụ Đoàn Hưng Nhượng cũng là con của Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng, nguyên quán thôn Thung Độ, xã Gia Phúc, huyện Trường Tân, nay là huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Năm Canh Thìn (1220) cụ bị tử thương trong khi làm chủ tướng giữ thành Ngọc Trục. Cụ có đền thờ ở Ngọc Trục và Trầm Lộng, tống Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Tây (cũ), các triều đại đều có sắc phong thượng đẳng thần. Có Ngọc phả, thận tích đầy đủ chi tiết còn lưu giữ nơi thờ và chép trong sách “Đức Thánh Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng”…

Trích “Sử họ Đoàn Hà Nội”

Banner Content

0 Comments

Leave a Comment