Thời nhà Trần – Tranh nguồn Internet
Liên quan tới họ Đoàn trong thời đại nhà Trần (từ trước đó đến năm 1221); trong nước Đại Việt đã hình thành ba thế lực phân cát lớn đó là: Họ Đoàn – Đoàn Thượng (Hải Dương, Hải Phòng), họ Trần – Trần Tự Khánh (Thái Bình, Nam Định và nam Hưng Yên), họ Nguyễn – Nguyễn Nộn (Quốc Oai, Hà Tây). Đến cuối năm 1229 thì nhà Trần chấm dứt được tìn trạng chia cắt và cát cứ này và thực sự ổn định đất nước.
Trong 175 năm trị vì, nhà Trần có rất nhiều thành công về văn hóa, tôn giáo cũng như quân sự, nhưng điểm sáng nhất chính là việc lãnh đạo nhân dân đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông đến 3 lần (năm 1258, 1285, 1288). Và cũng chính từ đây có câu nói “Hào khí Đông A” ra đời!
Thời kỳ này trong họ Đoàn có:
Cụ Đoàn Trang Tùng (đời 11-1)
Cụ là con trưởng cụ Đoàn Văn, chuyển cư về gần cựu quán ở làng Hội Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (nay là thôn An Tân, xã Gia Tân , Gia Lộc, Hải Dương), trông nom phần mộ và phát triển dòng họ ở vùng này. Lúc mới về Hội Xuyên thì Trang Tùng ẩn tính Đào (họ Đào) vì e nhà Trần trả thù, sau thấy ổn nên đã công khai danh tính trở lại họ Đoàn.
Cụ Đoàn Cao Sơn (đời 11-2)
Cụ Đoàn Cao Sơn cũng là con của cụ Đoàn Văn. Cụ lập làng Đồng Đôi, truyền bá nghề trông cây làm thuốc làm hàng hóa nên làng rất trù phú. Đầu thế kỷ 15 rất đông hậu duệ của Đoàn Cao Sơn bị giặc Trường Phụ (giặc Minh) đuổi để chúng chiếm vùng đất chân núi Ngọc lập khu đồn trại khống chế nghĩa quân Lê Lợi ở Lam Sơn, nên người họ Đoàn phải chạy loạn đến vùng đất phía bắc cách làng Đồng Đội 10 cây số, lập làng Thượng Đình, Quảng Xương (Thanh Hóa) và tham gia nghĩa quân Lam Sơn. Nổi bật có Đoàn Phát, đỗ Thái học sinh thời Trần Mạt, làm quan chức Hàn lâm thị giảng đời nhà Hồ, sau giúp Lê Lợi đánh nhà Minh, Đoàn Phát được phong chức Tham tán quân vụ, lập công góp phần bình Ngô đại thắng năm Mậu thân (1428). Nhiều hậu duệ của Đoàn Cao Sơn phát triển dòng họ Đoàn ở vùng Quản Xương, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) mà còn chuyển cư vào các tỉnh Trung bộ và Nam bộ (Việt Nam) rất đông. Hiện nay con cháu đời thứ 32 ở làng Thượng Đình có hơn 5.000 đinh của 3 chi họ Đoàn Văn, Đoàn Đình, Đoàn Thế. Chi họ Đoàn Văn đông nhất hơn 3.000 đinh.
Các cụ Đoàn Nhất Lang và Đoàn Nhị Lang (đời 12-1 và 12-2)
Cụ Đoàn Trang Tùng sinh ra Đoàn Nhất Lang, Đoàn Nhị Lang, Đoàn Tam Lang. Trong tam kiệt nổi bật nhất là Đoàn Tam Lang có tên húy là Đoàn Thiện Hưng (Đoàn Phúc Hưng), chức cai hương thiên hộ. Thế kỷ 13, giặc Nguyên Mông xâm lược Đại Việt, nhà Trần mộ binh tuyển tướng, cả 3 anh em Đoàn Nhất Lang, Đoàn Nhị Lang và Đoàn Tam Lang đều tòng quân được sung vào quân của phó tướng Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư. Đoàn Tam Lang thi đậu Cử biền tạo sỹ, được giữ chức cai cơ đội thủy binh Thiên Vũ, tham gia đánh giặc Nguyên Mông năm Ất Đậu (1285). Trong cuộc kháng chiến đánh giặc Nguyên Mông lần thứ 2, cụ lập nhiều chiến công, được phong thưởng cấp đất lộc điền ở miền Đông bên bờ sông Bạch Đằng. Có một số con cháu của các cụ chuyển cư đến đây khai thác đất lộc điền đã sinh ra một số dòng họ Đoàn ở đây.
Cụ Đoàn Phúc Hưng (đời 12-3)
Cụ Đoàn Phúc Hưng là con thứ 3 của cụ Đoàn Trang Tùng, định cư tại Kinh Môn, Hải Dương. Khi quân Nguyên (Trung Quốc) ồ ạt tiến vào xâm chiếm nước ta, cụ đã cùng hai người anh xung vào đội quân của Huệ Vương, lập nhiều công lớn giúp nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông, người đương thời ca ngợi là Tam kiệt họ Đoàn.
Cụ sinh được 2 người con là Đoàn Phúc Trung và Đoàn Phúc Hào.
Cụ Đoàn Phúc Trung (đời 13-1)
Cụ Trung là con trưởng của cụ Đoàn Phúc Hưng người Kinh Môn, Hải Dương, định cư tại Hội Xuyên, huyện Trường Tân (nay là Gia Lộc, Hải Dương). Cụ với phu nhân Nhũ thị sinh ra Đoàn Nhữ Hài vào năm Canh Thìn (1280) tại làng Hội Xuyên (nay là An Tân, xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, Hải Dương).
Cụ thừa kế sản nghiệp ở Hội Xuyên và được thừa ấm chức tiền cai hương thiên hộ đăng bộ, kiêm chức Bách chưởng tráng sỹ, tham gia đánh giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng lần thứ 3 năm Mậu Tý (1288). Được Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn phong chức Trưởng cơ quân đoàn Luyện; lại được phó tương Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư giao cho trực tiếp giặc Nguyên, bắt sống tướng giặc…Do lập nhiều công lao trong công cuộc chống giặc, cụ Đoàn Phúc Trung được vua Trần rất ưu ái.
Cụ Đoàn Phúc Hào (đời 13-2)
Cụ Đoàn Phúc Hào là con cụ Đoàn Phúc Hưng, người Hội Xuyên, huyện Trường Tân (nay là Gia Lộc, Hải Dương).
Cụ Đoàn Nhữ Hài (đời 14-1)
Cụ Đoàn Nhữ Hài (1280-1335) là con cụ Đoàn Phúc Trung, người làng Hội Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (nay là huyện gia Lộc, Hải Dương), là danh thần đời nhà Trần. Cụ làm quan trải qua 3 đời vua: Trần Anh Tông (1293-1314), Trần Minh Tông (1314-1329),Trần Hiến Tông (1329-1341), là người có năng lực hoạt động về ngoại giao và nội trị, lần lượt nắm các chức vụ Ngự sử trung tán, Tham tri chính sự, Hành khiển, Thiên tử chiêu dụ sứ, Kinh lược Nghệ An.
Đoàn Nhữ Hài làm quan được lòng cả vua Anh Tông và Thượng hoàng Nhân Tông. Tháng 10 năm Quý Mão (1303). Cụ được thăng chức Tham tri chính sự nhờ có công trong một chuyến đi sứ Chiêm Thành trước đó. Nhờ tài năng và chăm chỉ, năm 1305, cụ Đoàn Nhữ Hài được đưa vào Viện khu mật, tham gia bàn bạc các việc quan trọng của đất nước. Năm 1307, cụ được cử vào Thuận Hóa để phủ dụ nhân dân địa phương vì đây là vùng mới sáp nhập Đại Việt. Mọi việc diễn ra tốt đẹp, cụ được phong Hành khiển. Sau đó được cử làm Kinh lược sứ Nghệ An.
Trích “Sử họ Đoàn Việt Nam”
0 Comments