Chương XI: Họ Đoàn Việt Nam dưới triều Nguyễn thời độc lập (1802-1858) và giai đoạn đất nước bắt đầu bị Thực dân Pháp đô hộ

Văn Miếu Huế (xây dựng năm 1808) dưới triều vua Gia Long – Ảnh nguồn Internet

Trong triều Nguyễn, họ Đoàn có rất nhiều người tham gia công việc triều chính và có nhiều người đỗ đạt, nhiều cá nhân và di tích trong dòng họ được triều đinh trao sắc phong.

Cụ Đoàn Văn Bình

Là người Hạ Lang, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, nay là thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế (cụ còn só tên Đoàn Văn Hội), năm 25 tuổi cụ đỗ Phó bảng Ân khoa, khóa Mậu Thân, niên hiệu Tự Đức (1848), làm quan đến chức Hiệp biện Đại học sỹ, Thái tử Thiếu bảo lĩnh Lại bộ Thượng thư.

Cụ Đoàn Văn Phú

Cụ là dòng dõi con cháu cụ Đoàn Bá Tuân ở Thưa Thiên – Huế, định cư ở làng Sơn Tùng, huyện Quảng Điền. Cụ Đoàn Văn Phú từng giữ chức vụ Thượng thư Bộ binh, Hiệp biện Đại học sỹ triều Minh Mạng. Hậu duệ của cụ sau này có ông Đoàn Quang Đáng (đồng chí Tư Đáng) là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, IV, V, Phó Bí thư Trung ương Cục Miền Nam (1962-1967, mất năm 1997.

Cụ Đoàn Thọ (?-1871)

Cụ là võ quan Triều Nguyễn. Theo gia phả họ Đoàn thì quê quán Trung quân Đoàn Thọ ở thôn Phú Mỹ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trước tên cụ là Đoàn Của, sau đổi thành Đoàn Thọ.

Thời trẻ cụ theo học trường đào tạo võ chức Anh Danh. Năm Thiệu trị thứ 2 (1842), cụ làm chức Hiệp quản, theo xa giá vua ra Bắc tiếp sứ Thần, được thưởng một đồng ngân tiền loại lớn, sau thăng thụ Phó vệ úy Trung Bảo Nhị Vệ thuộc Trung quân. Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), cụ được thăng Phó vệ úy Hàm Phấn Dũng tướng quân. Năm Thiệu trị thứ 7 (1847), đổi bộ Phó vệ úy Hậu Vệ Doanh hung Nhuệ. Lúc này cụ đổi tên là Đoàn Thọ, bổ thự Hữu Chấp Kim Ngô Vệ Kim Ngô. Năm Tự Đức thứ 2 (1849), cụ được phong Anh Dũng tướng quân, Giữ chức Hữu Chấp Kim Ngô ở Kim Ngô tượng ty. Sau thăng Thư chưởng vệ coi viện Thượng Tứ, sắp đặt thị vệ kiêm coi các thự, viện, đội Hòa Thanh, Thượng Thiện, Vũ Bị. Năm Tự Đức thứ 2 (1846), cụ là Đặc thụ Hùng Uy tướng Quân, coi giữ ấn triện doanh Kỳ Vũ, vẫn quản các viện như trước, sau thăng Thự thống chế, coi giữ ấn triện Trung Quân, sung quản lãnh Thị vệ đại thần, kiêm coi viện Vũ Bị. Năm Tự Đức thứ 11 (1858), cụ là  Đặc thụ Nghiêm Uy tướng quân, Trung quân Đô Thống, vẫn giữ chức vụ như trước. Năm 1861, cụ được bổ làm Trung quân Đô thống, sung Phòng hộ sứ cửa biển Thuận An (Huế). Hai năm sau, cụ làm thự Đô thống phủ Chưởng phủ sự sung quản lĩnh Thị vệ đại thần. Cũng trong năm này, có hai sứ giả Tây Ban Nha và Pháp đến Huế, vua sai Trần Tiến Thành và cụ Đoàn Thọ đón tiếp và thương thuyết việc nước, nhưng không thành công, cụ bị giá lưu. Năm 1864, xét thấy cụ siêng năng, làm việc chu đáo, vua Tự Đức lại cho làm thự Trung quân Đô thống, Chưởng phủ sự.

Cuối năm 1870, Ngô Côn xua quân vây đánh tỉnh Bắc Ninh, quân của Ông Ích Khiêm liền đem quân chống trả, diệt được Ngô Côn. Thuộc hạ Ngô Côn là Hoàng Sùng Anh (hiệu Cờ Vàng), Lưu Vĩnh Phúc (hiệu Cờ Đen), Bàn Văn Nhị – Lương Văn Lợi (hiệu Cờ Trắng), vẫn cứ quấy phá ở Tuyên Quang, Thái Nguyên. Triều đình bèn sai trung quân Đoàn Thọ sung chức Bình khấu tướng quân, đem đại đội binh tượng chia làm ba đội quân tiến ra đất bắc. Đoàn Thọ vừa mới ra, kéo quân lên đóng ở tỉnh thành Lạng Sơn, bị “bọn giặc khách” (gọi theo sử Nguyễn) là Tô Tứ cùng Tăn Á Dã hiệp quân nổi dậy. Vua Tự Đức bèn chuẩn cho Đoàn Thọ làm Tổng thống Bắc kỳ quân vụ.

Tháng 10 năm Tân Mùi (1871), lúc nửa đêm, Tô Tứ bất ngờ kéo lực lượng đến đánh úp thành Lạng Sơn, giết chết Lãnh binh là Lê Văn Dã…Một mình Đoàn Thọ lên thành đốc tàn quân hơn 10 người cố đánh, nhưng vì thế cô ông tự tuẫn tiết, không chịu để sa vào tay giặc.

Năm Ất Hợi, Tự đức thứ 28 (1875), tháng 3: Chuẩn cho được thờ ở Đền Trung Nghĩa, Đống Đa, Hà Nội.

Cụ Đoàn Đình Niêu / Cửu Lãm (1840-1913) 

Cụ là Đình nguyên, Thám hoa khoa Nhã sỹ năm Ất Sửu (1865) đời vua Tự Đức, làm đến Cửu Phẩm tại Bộ, Phó chủ khảo trường Hội khoa Đinh Sửu. Cần lưu ý là trong kỳ thi Đình năm 1865 không có ai là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn. Do đó tuy là Thám hoa nhưng lại là người đỗ đầu trong khoa thi năm đó. Cụ là người làng Phú Trạch, xã Phú Diên, huyện Quế Sơn, Quảng Nam.

Cụ Đoàn Minh Huyên (1807-1856)

Cụ Đoàn Minh Huyên là tu sỹ, người được nhân dân vùng An Giang đương thời gọi là Đức Phật thầy Tây An, đạo hiệu là Giác Minh; quê thôn Tòng Sơn, Cái Tàu Thượng, tổng An Thạnh Thượng, huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang (nay thuộc xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Cụ thường giúp dân chúng chữa bệnh.

Khoảng năm 1849-1856, cụ đến các phần đất phia tây Thất Sơn và Láng Linh dựng chùa, lập trại ruộng ở Thái Sơn, cụ đặt danh hiệu là “Bửu Hương các” có nhiều người đến tu học.

Cụ mất ngày 12/8 năm Bính Thìn (1856) tại chùa Tây An ở Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mộ và đền thờ cụ hiện còn tại chân núi Sam Tòng Sơn, nơi phát tích đạo Bửu Sơn kỳ hương. Tuy là một tu sỹ, nhưng cụ Đoàn Minh Huyên cũng là một nhà yêu nước, nhà dinh điền lớn, có công khai hoang vùng đất Hậu Giang.

Cụ Đoàn Văn Trường

Danh thần Đoàn Văn Trường sống ở đời vua Gia Long, không rõ năm sinh, năm mất, quê huyện Đông Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Cụ có võ nghệ cao cường, lãnh chức Khâm sai Cai cơ, cụ cùng tổng nhung Nguyễn Khoa Thuyên và tiên phong Nguyễn Văn Thành lập nhiều công trạng trong các cuộc chiến.

Sang đời Minh Mạng, năm Tân Mão (1831), cụ làm Tổng đốc Trị – Bình, năm sau đổi thành Tổng đốc Thanh Hóa, rồi thăng Thự tả Quân Đô thống Chưởng phủ sự, nhưng lãnh Tổng Đốc Hà – Ninh, gia hàm Thái tử Thiếu Bảo. khi mất được truy tặng Đô thống chế.

Cụ Đoàn Hữu Trưng (1844-1866)

Cụ thường được gọi là Đoàn Trưng, tên trong gia phả là Đoàn Thái, tự Tử Hòa, hiệu Trước Lâm; là thủ lĩnh cuộc nổi dậy ngày 16 tháng 9 năm 1866 tại kinh thành Huế, sự kiện mà sử nhà Nguyễn và người dân quen gọi là Loạn chày vôi hoặc Giặc chày vôi.

Vua Tự Đức kế ngôi giữa lúc chế độ phong kiến trên đà mục nát, kiệt quệ và sống cuộc sống của người dân vốn chịu nhiều tai ách đã hết sức cùng cực, thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhiều năm liền, loạn lạc nhiều nơi, thực dân Pháp đang lấn chiếm nước Việt và nội bộ Hoàng tộc cũng đang rạn vỡ, phân hóa trầm trọng; Đoàn Trưng đứng về phía những người chủ chiến và những người dân bị bóc lột, bị áp bức. Cụ nhận thấy cần phải thay thế Tự Đức bằng một ông vua yêu nước tiến bộ khác, mới có thể chỉnh đống và bảo vệ đất nước. Người được cụ Đoàn Trưng cùng cùng các cộng sự lúc đó lựa chọn là Đinh Đạo (con Hồng Bảo). Vì thế ở trong Ký Thưởng viên của cha vợ một thời gian, cụ Đoàn Trưng xin ra ngoài ở riêng để dễ dàng mưu sự…

Ngày 16 tháng 9 năm Bính Dần (1866) thì cuộc binh biến nổ ra. Nhưng rồi cuộc nổi dậy bị thất bại, ba anh em cụ Đoàn Trưng, Đoàn Trực, Đoàn Ái bị xử lăng trì.

Hiện ở phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh và phường Phước Vĩnh, thành phố Huế vẫ có con đường Đoàn Hữu Trưng.

Cụ Đoàn Chí Tuân (1855-1897)

Cụ còn có tên gọi là Đoàn Đức Mậu,hiệu là Bạch Xĩ, là nhà thơ và là thủ lĩnh trong một cuộc khởi nghĩa trong phòng trào Cần Vương chống pháp cuối thế kỷ XIX tại Việt Nam. Cụ đã từng xưng danh hiệu Hoàng đế để kế tục vua Hàm Nghi chống Pháp, nhưng không nhận được sự ủng hộ rộng rãi và cuối cùng thất bại.

Cụ Đoàn Chí Tuân sinh tại làng Hòa Ninh, nay thuộc xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình có truyền thống Nho học. Tổ 4 đời của cụ là cụ Đoàn Chí Nguyện từng tham gia giúp nhà Tây Sơn và dự trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

Cha của cụ là cụ Đoàn Chí Thông, còn gọi là cụ Hương Thân, là người có chí hướng chống Pháp. Từ khi người Pháp vào xâm chiếm Việt nam, cụ Đoàn chí Thông thường tập hợp người làng tại nhà bàn việc nước.

Cụ Đoàn Chí Tuân vốn thông minh từ nhỏ, nổi tiếng là thần đồng. Năm lên 5 tuổi (1860), cụ được cha cho đi học. Chỉ sau một thời gian, ông Tú Nguyễn trong làng đã khâm phục trí thông minh của trò Chí Tuân. Năm 6 tuổi (1861), cụ được cha cho theo học thầy quan biện họ Trần ở làng Thọ linh. Sau 1 năm, thầy không dám dạy trò Chí Tuân nữa, vì trõ Chí Tuân đã “học hết chữ của thầy”. Sau này cụ còn theo học nhiều danh Nho nữa và đến năm lên 10 tuổi thì tự học ở nhà. Tài thơ văn của cụ đã nổi danh khắp vùng khiến vua Tự Đức khi nghe tiếng đã sai Tùng Thiện Vương đến tận nơi để xem có phải là lời đồn ngoa. Sau đó tùng Thiện Vương về tâu lại rằng lời đồn đại về Đoàn chí Tuân là đúng.

Năm 1873, quân Pháp tấn công Bắc Kỳ, các phong trào chống Pháp nổ ra, từ đó tư tưởng chống Pháp của cụ hình thành rõ rệt. Cụ đi nhiều nời, tìm kết giao với những người cùng tư tưởng chống Pháp, đến cả những vùng người Lào, người Mường.

Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, Tôn thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra ngoài, phát chiếu Cần Vương. Cụ cùng một số người khác như Nguyễn Vương Hưng, Đinh Hán, Nguyễn Ngọc Hiền, Mai Lượng… thu nạp quân sỹ để tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lúc bấy giờ, hòa vào phong tráo Cần Vương. Nhưng về sau có những biến cố nên cụ tự tách ra tự tổ chức riêng đội quân kháng chiến chống Pháp, lúc đông nhất cụ đã có 600 quân. Đã có nhiều trận đánh địch do cụ tổ chức, gây cho địch những thiệt hại nhất định.

Về sau giặc Pháp tăng cường đàn áp các phong trào nổi dậy ở nước ta, nhất là sau khi thủ lĩnh Phan Đình Phùng lâm bệnh mất thì phong trào đi xuống. Quân Pháp tập trung nhiều hơn việc đàn áp một số tổ chức còn lại. trong đó có đội quân của Bạch Vĩ… Đến sáng ngày 12 tháng 10 năm 1896, cụ Đoàn Chí tuân bị dịch bắt khi đang bị sốt rét nặng, nằm trong nhà một người dân ở ở làng Trung Định.

Quân Pháp trói cụ Đoàn Chí Tuân đưa về Vinh và giam tại nhà lao Vinh. Không thể thuyết phục được cụ, người Pháp dùng đòn tra tấn giã man, nhưng cụ vẫn không chịu khuất phục. Cuối cùng, cụ qua đời trong nhà lao vào cuối năm 1897. Năm đó cụ 42 tuổi.

Dưới triều Nguyễn còn có một số người họ Đoàn có tên tuổi được lưu danh:

Cụ Đoàn Xuân Sảng      

Cụ là người xã Chân Nguyên, huyện Nam Chân. Khoa thi năm Quý Dậu (1813) ở trường Sơn Nam, cụ đỗ thứ 14/28 người. Sau làm quan Đốc học.

 Cụ Đoàn Trọng Quýnh

Cụ người làng Trung Hòa, huyện Bình Dương, dự khoa thi năm Quý Dậu (1813) tại trường Gia Định, đỗ thứ 4/8 người.

Cụ Đoàn Bá Trinh

Cụ người làng Ôn Xá, huyện Văn Giang, thi khoa năm Kỷ Mão, Gia long thứ 18 (1819) tại trường Trực Lệ đỗ thứ 2/17 người, làm quan Tư nghiệp.

Cụ Đoàn Thế Trạch

Cụ người xã Phù Lỗ, huyện Kim Anh, thi khoa trhi năm Tân Tỵ, Minh Mạng thứ 2 (1621) tại trường Thăng Long, đỗ thứ 15/23 người.

Cụ Đoàn Khiêm Quang

Người thôn An Thành, huyện Bình Dương, đi thi khoa thi năm Tân Tỵ, Minh Mạng thứ 2 (1821) tại trường Gia Định, đỗ thứ 7/16 người, cụ làm quan Tham tri Bộ hình.

Cụ Đoàn Khắc Cung (?-1824)

Cụ Đoàn Khắc Cung còn gọi là Đoàn Hầu, người làng Nhơn Hòa, huyện Bình Sơn, nay thuộc xã Bình Tân,huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Không rõ năm sinh của cụ, nhưng bằng những tư liệu ít ỏi trong sử sách, có thể suy đoán cụ sinh trưởng vào thời kỳ Tây Sơn-Nguyễn Ánh.

Cụ Đoàn Khắc Cung là một viên quan nhà Nguyễn được tuyển chọn giữ chức Tri huyện Mộ Hoa, vùng đất tương đương hai huyện Mộ Đức và Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ngày nay.

Tháng 11 năm Bính Tý (1816), cụ Đoàn Khắc Cung nhận chức Đốc học Gia Định, tháng 6 năm Nhâm Ngọ (1822), cụ được thăng Thiêm sự Bộ Công, tháng 10 cùng năm phụng giữ Biện lý công việc tiền lương ở bảo Châu Đốc… Tháng giêng năm Giáp Thân (1824), cụ được giao giữ chức Thự Cai bạ trấn Phiên An, một trong 5 trấn của thành Gia Định. Tháng 6 năm đó cụ tạ thế tại trấn sở, được truy tặng chức Cai bạ.

Cụ Đoàn Khắc Cung là người có văn tài. Họ Đoàn ở Bình Sơn, nối tiếp sau cụ trở thành một trong những dòng họ có truyền thống hiếu học, đăng khoa ở Quảng Ngãi. Con trai cụ Đoàn Khắc Nhượng đậu cử nhân khoa Bính Ngọ, Thiệu Trị thứ 6 (1846), tại trường thi Thừa thiên, từng giữ chức Bố Chánh Khánh Hòa , sau thăng đến Tuần phủ Nam ngãi. Cụ còn có người cháu gọi bằng chú là Đoàn Duy Trinh, đỗ cử nhân khoa bính Ngọ (cùng khoa với Đoàn Khắc Nhượng), từng giữ chức giáo thụ. Cháu nội của cụ là Đoàn Thúc Vỹ đỗ cử nhân khoa Giáp Ngọ (Thành Thái thứ 6 – 1894) tại trường thi Bình Định.

Đây là dòng tộc có công lao đáng kể trong quá trình kinh dinh vùng đất đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời có nhiều nhân vật tài đức lưu tên trong lịch sử.

Cụ Đoàn Mậu (cha con cùng thi đậu)

Cụ là người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên, thi khoa Mậu Tý, năm Minh Mạng thứ 9 (1828) tại trường thi Nam Định, đỗ thứ 25/30 người, làm Tri phủ sau miễn nhiệm.

Cụ Đoàn Văn Phương

Cụ là người xã Vĩ Mạc, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa, thi khoa Mậu Tý, Minh Mạng thứ 9 (1828) tại trường Thanh Hóa, đỗ thứ 6/11 người. Sau ra làm quan Tri huyện.

Cụ Đoàn Huy Tú

Người xã Phương Duy, huyện Gia Lộc, Hải Dương, thi khoa thi Mậu Tý, Minh Mạng thứ 9 (1829) tại trường Thanh Hóa, đỗ thứ 6/11 người, sau ra làm quan Tri huyện.

Cụ Đoàn Danh Dương

Cụ người xã Quang Thiềm, huyện La Sơn, Hà Tĩnh, thi khoa Tân Mão, Minh Mạng thứ 12 (1831) tại trường thi Nghệ An, đỗ thứ 11/18 người, có tiếng giỏi, được thăng Án Sát Vĩnh Long.

Cụ Đoàn Trọng Huyên (1808-1885) – Cha con cùng thi đậu

Cụ người xã Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội, thi khoa năm Tân Mão, Minh Mạng thứ 12 (1831) tại trường Nam Định, đỗ thứ 2/31 người. Làm quan đến chức Thị giảng học sỹ, Đốc học Bắc ninh. Cụ là một trong những tác gia văn học của Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XIX – XX. Năm Ất Mùi, niên hiệu Minh Mạng thứ 16 (1835) cụ được gọi vào kinh đô Huế giữ chức Hành tẩu Bộ Binh. Năm Mậu Tuất, niên hiệu Minh Mạng thứ 19 (1838), cụ được giữ chức tri huyện Hưng Nhân, Thái bình. Năm 1841, cụ đổi làm quyền Tri phủ Tiên Hưng rồi lại chuyển vào Huế làm Chủ sự Bộ Lễ. Cụ làm quan được 12 năm, vốn tính ngay thẳng, thật thà, thanh liêm chính trực trước thói đời đen bạc, quan trường nhiễu nhương, cụ thấy không thể tiếp tục con đường quan nghiệp nên dâng sớ xin về nghỉ ở quê nhà, dồn công sức cho việc dạy học, làm thơ, viết sách. Cụ dạy học ở nhiều nơi và nổi tiếng là người dạy học giỏi. Vì vậy đến năm Tự Đức thứ 20 (1867) cụ lại được tiến cử giữ chức Đốc học Bắc Ninh. Cũng theo Ứng Khê niên phả, Bố chánh Hoàng Diệu (sau là Tổng đốc Hoàng Diệu) từng nói với sỹ phu tỉnh Bắc: “Hàng Đốc học ít có người như vậy”…

Cụ Đoàn Văn Hoán

Cụ là người xã Nam Phố, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Cụ dự thi năm Quý Mão, Thiệu trị thứ 3 (1843) tại trường thi Thừa Thiên, đỗ thứ 22/ 39 người. Làm quan tới chức Bố chánh.

Cụ Đoàn Công Nhẫm

Cụ là người xã Vi Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Tây (nay là Hà Nội). Cụ thi khoa Quý Mão, Thiệu Trị thứ 3 (1848) tại trường Hà Nội, đỗ thứ 7/21 người.

Cụ Đoàn Văn Bình

Cụ người làng Hạ Lang, huyện Quảng Điền. Cụ đỗ đầu khoa thi Bính Ngọ, Thiệu trị thứ 6 (1846) tại trường Thừa Thiên (có 46 người đỗ. Năm Mậu Thân 1848 cụ đỗ Phó bảng, sau làm Hiệp tá Đại học sỹ, Thượng thư Bộ Lại, gia hàm Thái tử Thiếu bảo, sung Cơ mật viện Đại thần.

Cụ Đoàn Duy Trinh

Cụ người xã Nhơn Hòa, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Đỗ thứ 34/46 người tại trường Thừa Thiên, khoa thi năm Bính Ngọ, Thiệu Trị thứ 6 (1846). Làm Giáo thụ.

Cụ Đoàn Khắc Nhượng (anh em ruột cụ Trinh)

Cụ người xã Nhơn Hòa, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Đỗ thứ 40/46 người tại trường Thừa Thiên, khoa thi năm Bính Ngọ, Thiệu trị thứ 6 (1846). Làm Tuần phủ Nam Ngãi, là người có tiếng liêm khiết.

Cụ Đoàn Duy Thục

Cụ là người Mai Dịch, huyện Từ Liêm. Đỗ thứ 4/ 26 người tại trường thi Hà Nội, khoa thi năm Đinh Mùi (1849), Thiệu Trị thứ 7. Sau được bổ làm Tri huyện.

Cụ Đoàn Hy

Người xã Vân Chàng, huyện Nam Chân, tỉnh Nam Định. Cụ đỗ Thủ khoa tại trường thi Nam Định. Lấy đỗ 27 người khoa thi năm Mậu Thân, Tự Đức thứ 1 (1848), được bổ chức Giáo thụ.

Cụ Đoàn Đức Mậu

Người xã Đông Công, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đỗ thứ 20/24 người tại trường Nghệ An, khoa thi Canh Tuất, Tự Đức thứ 3 (1850).

Cụ Đoàn Kim Dao (sau đổi thành Đoàn Dao)

Cụ là người xã U Đàm, huyện Phong Điền, Thừ Thiên. Cha là Đoàn Cùng đỗ Cử nhân. Cụ đỗ thứ 20/22 người tại trường thi Thừa Thiên, khoa Nhâm Tý. Tự Đức thứ 5 (1852). Được bổ làm Án sát, sau làm Bố chánh Quảng Ngãi.

Cụ Đoàn Thuật

Cụ người làng Vân Chàng, huyện Nam Chân, Nam Định. Đỗ thứ 6/20 người tại trường thi Nam Định, khoa thi Nhâm Tý, Tự Đức thứ 5 (1852)

Cụ Đoàn Ngọc Ái

Cụ là người Hải Yến, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên, đỗ thứ 10/20 người tại trường thi Nam Định, khoa thi năm Mậu Tý, Tự Đức thứ 5 (1852).

Cụ Đoàn Văn Diệu

Cụ là người Cửu An, huyện Đông Xuân, tỉnh Phú Yên, đỗ thứ 9/10 người tại trường thi Bình Định, khoa thi năm Ất Mão, Tự Đức thứ 8 (1855).

Cụ Đoàn Tảo

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên (em Đoàn Ngọc Ái), đỗ thứ 22/22 người tại trường thi Nam Định, khoa thi năm Mậu Ngọ, Tự Đức thứ 11 (1858). Được bổ làm Tri phủ Lâm Thao. Sau bị cách chức.

Cụ Đoàn Tấn Thiện

Cụ người làng Mỹ Đông Hiếu, tỉnh Kiến Đăng, đỗ thứ 3/9 người, khoa thi năm Mậu ngọ, Tự Đức thứ 11 (1858).

Cụ Đoàn Đảng

Cụ là người Hải Yến, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên, đỗ thứ 21/22 người tại trường thi Nam Định, khoa thi năm Mậu Thìn, Tự Đức thứ 21 (1868).

Cụ Đoàn Như Bích

Cụ là người xã Đậu Kinh, huyện Đăng Sương, Quảng Trị, đỗ thứ 11/29 người, tại trường thi Thừa Thiên, năm Canh ngọ, Tự Đức thứ 23 (1870). Được bổ làm Giám sát Ngự sử nội vụ.

Cụ Đoàn Bưu

Cụ là con của cụ Đoàn Trọng huyên, người Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội, đỗ khoa thi năm Canh Ngọ, Tự Đức thứ 23 (1870). Được bổ làm Tri Phủ.

Cụ Đoàn Đình Tiến

Cụ là người xã Thi Liệu, tỉnh Nam Định, đỗ thứ 25/25 người tại trường thi Nam Định, khoa thi năm Giáp Tuất, Tự Đức thứ 27 (1874).

Cụ Đoàn Văn Anh

Cụ Anh sau đổi tên là Đoàn Văn Phương, người xã Đông Thanh, tỉnh Nam Định, thi đỗ thứ 6/21 người tại trường thi Nam Định, khoa thi năm Bính Tý, Tự Đức thứ 29 (1876). Được bổ làm Tri phủ Xuân Trường

Cụ Đoàn Hữu Thuật

Cụ là người xã Thái Bình, tỉnh nam Định, thi đỗ thứ 16/21 người tại trường thi Nam Định, khoa thi năm Bính Tý, Tự Đức thứ 29 (1876).

Cụ Đoàn Diệu

Cụ là người xã Ngọc Thạnh, huyện Tuy Phước, tỉnh Quảng Nam, đỗ thứ 7/21 người tại trường thi Bình Định, khoa thi năm Bính Tý, Tự Đức thứ 29 (1876).

Cụ Đoàn Cư (sau đổi thành Đoàn Lang)

Người xã U Đàm, huyện Phong ĐIền, tỉnh Thừa Thiên (con cụ Đoàn kim Dao), đỗ thứ 28/32 người tại trường thi Thừa Thiên, khoa thi năm Mậu Dần, Tự Đức năm thứ 31 (1878), được bổ làm Án sát Quảng Nam.

Cụ Đoàn Điển

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên, thi đỗ thứ 15/24 người tại trường thi Nam Định, khoa thi năm Mậu Dần, Tự Đức thứ 31 ((1878), được bổ làm Tri phủ Quỳnh Lưu.

Cụ Đoàn Văn Thuớ  

Người xã U Đàm, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, đỗ thứ 29/31 người tại trường thi Thừa thiên, khoa thi năm Giáp thân, Kiến Phúc thứ nhất (1884). Được bổ làm Tri huyện.

Cụ Đoàn Triên

Người xã Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội (con cụ Đoàn Trọng Huyên), thi đỗ thứ 22/47 người tại trường thi Nam Định – Ninh Bình, khoa thi năm Ất Dậu, Hàm Nghi thứ nhất (1885). Được bổ làm Viên ngoại Nha kinh học, Tuần phủ Ninh Bình, Tổng đốc Nam Định.

Cụ Đoàn Thụy Liên

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên thi đỗ thứ 12/56 nười tại Hà Nam, khoa thi năm Đinh Hợi, Đồng Khánh thứ 2 (1887).

Cụ Đoàn Danh Chấn

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên, thi đỗ thứ 29/56 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi năm Đinh Hợi, Đồng Khánh thứ 2 (1887).

Cụ Đoàn Tấn

Người xã Xối thượng, tỉnh Nam Định, đỗ thứ 20/56 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi năm Đinh Hợi, Đồng Khánh thứ 2 (1887).

Cụ Đoàn Tùy

Người xã Phú Môn, huyện Phú Vang, Thừ Thiên, đỗ khoa thi năm Tân Mão, Thành Thái thứ 3 (1891).

Cụ Đoàn Khởi

Người xã Ngọc Sa, tỉnh Quảng Nam, thi đỗ thứ 23/27 người tại trường thi Thừa Thiên, khoa thi năm Tân Mão, Thành Thái thứ 3 (1891).

Cụ Đoàn Văn San

Người xã Đức Nhuận, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đỗ khoa thi năm Tân Mão, Thành Thái thứ 3 (1891).

Cụ Đoàn Thúc Vĩ

Người huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, đỗ thứ 14/19 người (năm 27 tuổi), tại trường thi Bình Định, khoa thi năm Giáp Ngọ, Thành Thái thứ 6 (1894).

Cụ Đoàn Thụy Giáp

Người xã Hải, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, năm 30 tuooie ông đỗ thứ 12/60 người tại trường thi hà Nam, khoa thi năm Giáp Ngọ, Thành Thái thứ 6 (1894), là con cụ cử nhân Đoàn Mậu.

Cụ Đoàn Văn Huy

Người xã Mai Dịch, huyện Từ Liêm, Hà Nội, năm 37 tuổi cụ thi đỗ thứ 16/60 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi năm Giáp Ngọ (1894), Thành Thái thứ 6.

Cụ Đoàn Tử Quang

Quê xã Phụng Công, huyệ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay xã Đức Hòa, Đức Thọ, Hà Tĩnh), năm 82 tuổi cụ thi đỗ thứ 29/30 người tại trường thi Nghệ An, khoa thi năm Canh Tý, Thành Thái thứ 12 (1900), được coi là sự hiếm có trong lịch sử Việt Nam. Được bổ chức Huấn đạo huyện Hương Sơn.

Cụ Đoàn Tố

Người xã Mỹ Đức, huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định, thi đỗ thứ 12/18 người tại trường thi Bình Định, khoa thi năm Quý Mão, Thành Thái thứ 15 (1903).

Cụ Đoàn Ngưng

Người Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 38 tuổi thi đỗ thứ 6/60 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi năm Bính Ngọ, Thành Thái thứ 18 (1906).

Cụ Đoàn Như Chương

Người xã Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, 28 tuổi thi đỗ thứ 24/50 người tại trường thi Hà Nội, khoa thi năm Bính Ngọ, Thành Thái thứ 18 (1906).

Cụ Đoàn Vĩ

Người ở Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội (con cháu cụ Đoàn Triển), 26 tuổi thi đỗ thứ 35/50 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi năm Bính Ngọ, Thành Thái thứ 18 (1906).

Cụ Đoàn Quân

Người xã Đô Quan, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, 27 tuổi đỗ thứ 27/30 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi năm Nhâm Tý, Duy Tân thứ 2 (1912).

Cụ Đoàn Đạm

Người xã Liễu Đôi, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, 25 tuổi đỗ thứ 29/30 người tại trường thi Hà Nam, khoa thi năm Nhâm Tý, Duy Tân thứ 6 (1912).

Cụ Đoàn Đình Chi

Người xã Đào Lãng, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, 24 tuổi thi đỗ thứ 24/32 người tại trường thi Thừa Thiên, khoa thi năm Ất Mão, Duy Tân năm thứ 9 (1915). Được bổ làm Tri huyện Bình Khê, cha cụ Chi là Đoàn Đình Duyệt, Thượng thư Bộ công, Hiệp tá Đại học sỹ Ninh lãng Nam, em là Đoàn Đình Phương, Cử nhân khoa Mậu Ngọ (1918).

Cụ Đoàn Thăng

Người làng Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, 21 tuổi thi đỗ thứ 21/40 người tại trường thi Hà Nội-Nam Ninh (thi chung), khoa thi năm Ất Mão, Duy Tân thứ 9 (1915).

Cụ Đoàn Đình Phương

Người xã Đào Lãng, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, 29 tuổi thi đỗ thứ 9/29 người tại trường thi Thừa Thiên, khoa thi năm Mậu Ngọ, Khải Định thứ 3 (1918). Cụ là em ruột cụ Đoàn Đình Chi.

Trích “Sử họ Đoàn Việt Nam”

Banner Content

0 Comments

Leave a Comment